Chúng tôi giúp bạn thực hiện giấc mơ về một tổ ấm.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn

02/08/2019

Hiện nay, để đảm bảo công tác quản lý xây dựng của các cơ quan nhà nước, nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn cũng cần phải thực hiện các thủ tục để xin giấy phép xây dựng.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn

 

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý là cơ sở để công dân có thể soi chiếu các quy định, thủ tục trong đời sống nói chung sao cho thực hiện đúng hoặc giám sát quá trình thực hiện của các cơ quan nhà nước. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

- Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015);

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015);

- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ;

- Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2016).

 

2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

* Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);

+ Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất quy định của Luật;

+ Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có);

* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)

3. Thời gian xét duyệt hồ sơ

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Trình tự cấp phép xây dựng

* Bước 1: Chuẩn bị lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần).

- Đối với người nộp hồ sơ không phải là chủ đầu tư thì phải được sự ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.

Trong trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ để cấp giấy phép được hướng dẫn đầy đủ bằng văn bản một lần cho người nộp hồ sơ, hoặc không cấp giấy phép xây dựng được trả lời trước thời hạn cấp giấy phép xây dựng theo quy định.

* Bước 3 : Nhận giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần).

5. Thẩm quyền cấp phép xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện

6. Lệ phí cấp phép xây dựng

Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng/giấy phép

7. Mẫu đơn cấp phép xây dựng

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng).

Tin tức liên quan

02/08/2019

Nếu muốn thay đổi, sửa chữa thì chủ sở hữu công trình phải thực hiện thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.

02/08/2019

Công trình nhà ở được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn nhưng quy hoạch chưa được thực hiện thì phải gia hạn giấy phép xây dựng.