Chúng tôi giúp bạn thực hiện giấc mơ về một tổ ấm.

Thủ tục làm lại sổ đỏ

02/08/2019

Thủ tục làm lại sổ đỏ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nhà đất là tài sản quan trọng với mỗi gia đình và do điều kiện bảo quản hay một vài lí do khách quan khác mà sổ đỏ bị thất lạc... Thủ tục làm lại sổ đỏ đã được quy định cụ thể thông qua các văn bản pháp luật liên quan, trong bài viết này, TTAH xin tổng hợp lại các thủ tục làm lại sổ đỏ tới quý khách hàng.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Đất đai 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính;

-  Theo Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí

2. Hồ sơ làm lại sổ đỏ

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo mẫu https://quyensudungdat.com/mau-don-xin-cap-so-do/ );
  • Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
  • Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hoả hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở UBND cấp xã.

3. Trình tự làm lại sổ đỏ

Bước 1: Người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đến UBND cấp xã, phường nơi có đất nộp đơn khai báo về việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cam kết trước pháp luật về việc khai báo của mình.

Bước 2: Sau khi nhận đơn khai báo cán bộ địa chính cấp xã phường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Xác định số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của giấy chứng nhận bị mất;
  • Chuyển đơn khai báo lên phòng tài nguyên và môi trường thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Niêm yết thông báo việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất.

Bước 3: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp xã, phường nơi cư trú.

4. Thời gian cấp lại sổ đỏ bị mất

Theo quy định tại điểm q khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;

Như vậy, trong trường hợp mất Sổ đỏ, thời gian cấp lại sổ đỏ không quá 10 ngày.

5. Lệ phí cấp lại sổ đỏ

 Theo Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì:

  • Chi phí làm lại sổ đỏ có mức thu tối đa không quá không quá 50.000 đồng/ cấp lại, cấp đổi hoặc xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận bằng một nửa so với phí cấp mới là 100.000 đồng.
  • Trường hợp cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất mà không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì chi phí làm lại sổ đỏ bị mất sẽ không được thu vượt quá 20.000 đồng/ giấy cấp lại hoặc cấp đổi và xác nhận bổ sung.

6. Lưu ý

Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

 

Tin tức liên quan

sở hữu nhà phải đóng những loại thuế, phí gì
17/10/2020

Các loại thuế, phí cần phải nộp khi sở hữu nhà là gì? Cách tính lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân của bên bên chuyển nhượng và các chi phí khác

 

30/09/2020

Vấn nạn sổ đỏ giả đang ngày càng có dấu hiệu hoành hành trở lại với nhiều chiêu trò tinh vi thậm chí có thể qua mắt cả cơ quan nhà nước. Vậy những thủ đoạn của chúng là gì và làm thế nào nhận biết được sổ đỏ giả, tránh tiền mất tật mang?