Xu hướng sử dụng hòn non bộ để trang trí cho ngôi nhà không còn là đều gì đó mới lạ với mọi người. Tuy vậy, chúng ta thường thiết kế nó theo cảm tính, đôi khi gây nên tình trạng hòn non bộ mất cân đối, mất thẩm mỹ... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những lưu ý để thiết kế hòn non bộ được hợp lý nhất.
Non bộ là núi giả (giả sơn) kết hợp với không gian, thời gian, sự tích điển tích tạo thành. Nói một cách khác, non bộ là một vùng non nước trời mây thu nhỏ lại, làm cảnh cho con người qua nghệ nhân tái tạo, non bộ còn là một nghệ thuật kiến trúc cổ và hiện đại.
Có rất nhiều kiểu mẫu, hình dáng khác nhau từ tiểu cảnh sân vườn cho đến hòn non bộ trong nhà, ngoài trời, phong thuỷ... Mỗi loại có những nét đặc thù riêng phù hợp với từng không gian sống mà mục đích sử dụng. Khi thiết kế hòn non bộ bạn cần lưu ý:
Chọn loại đá làm hòn non bộ
Có rất nhiều loại đá khác nhau được dùng để thi công làm hòn non bộ. Ví dụ như đá vôi, đá tai mèo, đá cuội, đá da voi… Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đá san hô khi thiết kế hòn non bộ. Vì đó là loại đá có đặc tính mềm, trọng lượng nhẹ, hút nước cực kì tốt, giúp cho rêu, cây cối luôn tươi xanh. Do được lấy từ biển lên nên trước khi làm hòn non bộ bạn cần phải ngâm đá san hô trong nước để làm giảm lượng muối trong đá.
Chọn cách sắp xếp đá trong hòn non bộ
Để tạo nên mẫu non bộ đẹp mắt bạn cần phải sắp xếp đã một cách hợp lí. Những viên đá có vân ngang, thường được dùng để tạo thế ngang, to cho hòn non bộ. Ngược lại, vân dọc lại được sử dụng để tạo thế núi cao, kì vĩ. Ở đỉnh núi cần chú ý chọn những viên đá nhọn hơn, ưu tiên những viên có vân dọc nổi rõ, những tảng đá có vách dựng để thêm phần hùng vĩ đồ sộ cho hòn non bộ của quý khách, đặc biệt là khi bạn muốn thiết kế hòn non bộ thác nước. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chọn những hòn đá quá nhọn vì như thế sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của chủ nhà.
Với phần sườn núi, nơi tập hợp và phô bày hầu hết các cảnh trí của mẫu hòn non bộ như ghềnh thác, hang động, miếu chùa… khi thiết kế sườn núi, bạn hãy chú ý sắp xếp làm sao để lộ ra những hang hốc, động, rãnh, khe, bờ dốc… Nhằm làm cho tiểu cảnh non bộ của chúng ta tự nhiên và kì vĩ. Hãy chọn những viên đá có rãnh nứt, khe hở hoặc nhờ tới sự can thiệp của những dụng cụ chuyên biệt (cưa, máy cắt…) để tạo rãnh cho viên đá của mình. Đặt các tảng đá không đồng đều về chiều cao để tạo cảm giác sừng sững, tự nhiên cho hòn non bộ. Đồng thời cũng giúp tầm nhìn không bị chắn, người sử dụng cảm thấy thoáng đãng, không bị ngột ngạt và nặng nề. Đó là một vài lưu ý về cách sắp xếp đá cho đỉnh và sườn núi trong quá trình thiết kế hòn non bộ.
Về phần chân núi, bạn nên chọn những viên đá tròn để tạo thế vững chãi cho hòn non bộ. Chân núi thường là lối đi nên từ ban đầu khi thi công nên bố trí các viên đá, tảng đá sao cho tạo điều kiện tốt nhất cho lối đi thuận tiện.
Vị trí đặt hòn non bộ
Hòn non bộ còn được xem như một yếu tố quyết định cát hung của mỗi gia đình. Khi thiết kế hòn non bộ, bạn cần chú ý đến cung và mạng của mình để chọn vị trí đắc địa cho hòn non bộ. Vừa mang tính thẩm mỹ, vừa hợp phong thủy, mang phúc lộc về nhà.
Đối với hòn non bộ trong nhà, không đặt hòn non bộ ở hướng Nam và Tây Nam vì đây là hướng đại hung, không thích hợp cho việc bố trí hòn non bộ. Ngược lại thì hướng Tây và Tây Bắc lại là đại cát. Gia chủ có thể đặt thêm một vài loại cây tránh nắng thì sẽ càng tăng thêm phần hưng thịnh.
Nếu gia chủ có ý định bố trí hòn non bộ trong nhà ở hướng Bắc và Đông Bắc thì chú ý thiết kế hòn non bộ cao một chút để ổn định tài sản và sự đoàn kết trong gia đình. Một điểm lưu ý cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là không được đặt tiểu cảnh non bộ ở tầng trên cùng ngôi nhà.
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế hòn non bộ. Hy vọng thông qua những lưu ý này, bạn có thể thiết kế, bố trí non bộ một cách hợp lý và thẩm mỹ.