Chúng tôi giúp bạn thực hiện giấc mơ về một tổ ấm.

Tổng hợp các nghi lễ cúng khi xây nhà tại Việt Nam

24/10/2019

 

Tín ngưỡng Việt Nam tin rằng, mỗi miếng đất đều có thần thổ địa coi giữ, vì vậy khi xây nhà, đào móng, cơi nới nhà cửa đều chạm vào long mạch khu vực đó, cho nên cần có lời thông báo, lễ vật dâng cúng các vị thần, xin phép được giúp đỡ khởi công, phù hộ tiến hành suôn sẻ.

Từ xưa tới nay, xây nhà là một trong những việc hệ trọng cuộc đời, vậy nên gia chủ nhất thiết phải tuân thủ nghi thức truyền thống: chọn ngày tốt, chọn giờ tốt và chuẩn bị nghi lễ cúng. Dưới đây là tổng hợp các nghi lễ cúng khi xây nhà tại Việt Nam do TTAH sưu tầm.

Lễ bình cơ : Chủ nhà đem lễ vật cúng trên mảnh đất chọn làm nhà, dọn dẹp sạch miếng đất đó. Rồi sau đó chủ nhà mới đi mời đội thợ thi công đến bàn việc làm nhà.

Lễ động thổ:

Lễ động thổ xây nhà tại Việt Nam

Người Việt có câu: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá", nghĩa là làm gì cũng cần trình báo, để Thần Thổ Công biết rằng sắp có thay đổi diễn ra với khu đất công trình.

Tất cả mọi mọi tầng lớp người Việt Nam khi xây cất dù lớn nhỏ đều phải làm lễ cúng này, vật phẩm có thể là trâu bò, gà heo hoặc hoa quả trái cây… Sau khi cúng, chủ nhà lấy cuốc đào xới phát đầu tiên, hoặc đặt xây viên gạch đầu tiên (vị trí viên gạch này là cố định, không được thay đổi trong suốt quá trình thi công)

Sau khi chủ nhà cúng xong, đơn vị thi công sẽ thắp nhang cúng khấn, ngoài cúng thần hoàng thổ địa, đơn vị thi công xây nhà sẽ cúng tổ nghề Lỗ Ban (Lỗ Ban được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, người nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay) thời Xuân Thu (770-476 TCN))

Lễ phạt mộc: lễ cúng này tương tự lễ động thổ nhưng chủ yếu do nhà thầu tiến hành, cúng xong thợ cả lấy rìu đẽo vào cây gỗ vài nhát.

Lễ cất nóc: “Con có cha như nhà có nóc” đây là hình ảnh ví von rằng cha che chở cho con, bảo vệ cả gia đình – giống như nhà chỉ là nhà nếu như có nóc. Cúng lễ cất nóc (lễ Thượng Lương) là nghi thức bắt buộc quan trọng, khi nhà thầu tiến hành đến hạng mục gác thanh kèo mái hoặc đổ bê tông sàn mái.

Đối với các công trình lớn, lễ cúng cất nóc này được các chủ đầu tư tổ chức bài bản, mong rằng sẽ thuận lợi trong quá trình sử dụng và kinh doanh.

Lễ cúng cất nóc quan trọng trong quá trình thi công xây nhà

 

Lễ nhập trạch (an thổ): theo đó “nhập” là vào, “trạch” là nhà. Hiểu theo cách hiểu đơn giản thì là dọn vào nhà mới, “đăng ký hộ khẩu” với thần thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Sau cúng lễ lấy gạo rang trộn với nước, rắc vào 4 góc nhà để ý báo rằng đất đã liền lại như cũ.

Lễ hoàn công (trả công thợ) : Lễ này do thợ xây dựng và thi công tổ chức cúng Tổ Sư Lỗ Ban, để nhận tiền công hoàn tất, cũng thuộc nghi lễ cúng khi xây nhà tại Việt Nam

Lễ hoàn thành (lễ cài sào):  mừng nhà đã xong xuôi hoàn tất, tổ chức để cúng thổ địa gia tiên tiền tổ. Chủ nhà tổ chức ăn uống mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường mừng tiền, mừng câu đối, pháo… Nghi lễ nghi lễ cúng khi xây nhà này tương tự như ăn tân gia hiện nay.

Lễ an cư: lễ cúng để báo tổ tiên, thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.

Lễ an cư báo cáo tổ tiên

Ngày nay, chúng ta thường chỉ quan tâm các nghi lễ động thổ, lễ thượng lương cất nóc, lễ nhập trạch. Nếu như chưa đủ kiến thức để tìm chọn ngày tốt, giờ tốt hoặc các thủ tục về lễ vật, văn cúng, bạn có thể nhờ tới thầy phong thủy để được giúp đỡ.

Việc cúng bái hiện giờ như một phong tục tập quán cổ truyền mà ông cha để lại, thể hiện ý nghĩa biết trước biết sau, tin tưởng vào thần linh và hiểu rằng chúng ta làm gì cũng có thần linh dõi theo, bảo hộ và giúp đỡ.

Hi vọng bài viết tổng hợp nghi lễ cúng khi xây nhà tại Việt Nam của Thiết kế Xây dựng TTAH cung cấp được nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Bạn muốn có giải pháp đồng thời về phong thủy và kiến trúc xây dựng, vui lòng liên lạc TTAH để được giải đáp!

Tin tức liên quan

02/06/2022

Trước khi tính toán đầu tư thiết kế nội thất căn hộ chung cư đẹp bạn phải biết được diện tích mặt sàn sử dụng của mình là bao nhiêu, trong từng không gian chức năng, như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh.