Chúng tôi giúp bạn thực hiện giấc mơ về một tổ ấm.

Thi công phần thô - Chủ đầu tư cần lưu ý những gì?

30/09/2020

Thi công phần thô được xem là phần quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn, bền chắc của công trình sau này. Chủ đầu tư cần nắm rõ quy trình thi công phần thô để kịp thời theo dõi và thay đổi cho phù hợp 

1. Tổng quan: Thi công phần thô là gì? Thi công phần thô gồm những hạng mục nào?

Phần thô là phần móng cùng bể ngầm, các hệ thống kết cấu chịu lực (khung, cột, dầm, sàn bêtông), mái bê tông, cầu thang đã đổ bản và xây bậc, hệ thống tường bao che và ngăn chia. Phần thô được hiểu đơn giản hơn là phần kết cấu khung nhà, chính vì vậy nó có tính chất rất quan trọng trong từng căn nhà. 

Phần thô là tiền đề quan trọng cho công trình cũng như tất cả các quy trình thi công sau này.vì nó quyết định sự bền vững cho từng căn nhà, từ nền móng đến khung xương phải được thiết kế và thi công đúng tiêu chuẩn, vật tư phải đúng quy định. Phần thô càng tốt, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian. 

2. Các hạng mục thi công phần thô

Phần móng: Chuẩn bị, vệ sinh mặt bằng thi công, định vị móng, đào đất móng, vận chuyển đất thừa đi đổ, đổ bê tông lót,...

Phần khung: Gia công lắp dựng cốt thép, cốp pha, đổ bê tông cột, dầm sàn, cầu thang các tầng và tầng mái, lợp mái, xây tường bao che và xây tường ngăn phòng,... 

3. Các bước Thi công phần thô

Bước 1: Công tác tiền thi công phần thô

Chuẩn bị giải phóng mặt bằng: Giải phóng mặt bằng, phá dỡ nhà cũ, giải phóng nhà và các cấu trúc xây dựng cũ kết hợp với vận chuyển chất thải bỏ đi (nếu có)

Tạo lập khu vực tập kết: Chủ đầu tư chuẩn bị các khu vực để lưu trữ vật liệu,chuẩn bị trại cho công nhân nghỉ ngơi và sinh sống (nếu thuê công nhân khu vực khác)

Đảm bào các nguồn cần thiết: Đảm bảo nguồn điện và nước tốt cho quá trình xây dựng, tránh để công trình bị chậm lại.

Khảo sát các công trình và môi trường lân cận: Cần nói chuyện, hỏi thăm xin phép và yêu cầu họ tạo điều kiện hoặc kiểm tra tình trạng của những ngôi nhà xung quanh để có cơ sở để thương lượng nếu có tác động trong quá trình xây dựng 

Bước 2: Thi công phần thô

Gia cố móng và móng: Nền móng của ngôi nhà thường có ba loại nền móng cơ bản: móng đơn, móng băng và móng bè, trong đó nhà thường sử dụng móng đơn và đinh băng. Thi công gia cố nền móng bằng biện pháo gia cố cọc (với công trình có nền đất yếu). Sau đó, thi công xây dựng công trình ngầm, hố ga, đường thoát nước và nhà ở.

Đổ bê tông (sàn, dầm, cột): Đan thép, tạo hỗn hợp, thử nghiệm trước khi đổ và đổ bê tông, chờ bê tông ngưng tụ. 

Chủ nhà chú ý lựa chọn xi măng chất lượng hay bê tông tươi từ những thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo an toàn. Đồng thời, cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thả sắt trong cột, cũng như việc bảo dưỡng bê tông sau khi đổ có được thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật không vì đây là những yếu tố chính quyết định độ bền và chất lượng thi công. 

Xây dựng khung: Tiến hành lực cốt thép, bộ khung, dầm sàn, hẹ thống tường bao, tường phân cách phòng... Chủ đầu tư cần đều đặn và thường xuyên kiểm tra sự cân bằng, thẳng và đều đặn của bộ khung. Sau đó, tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống và dây dẫn điện.

Bước 3. Quản lý chất lượng trước trong và sau khi thi công phần thô

Trong quá trình thi công phần thô cho ngôi nhà, Chủ nhà cần thường xuyên giám sát và kiểm tra vì đây là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của dự án sau này và rất khó sửa chữa nếu gặp sai sót. 

Đồng thời, cần phải tiến hành bảo dưỡng vữa và bê tông vì xây dựng tốt vẫn cần được bảo trì tốt và liên tục. Một số phương pháp bảo dưỡng chính là phun nước lên bề mặt, che chắn độ ẩm liên tục bằng cách phủ bạt, bao tải ướt hoặc túi nhựa hoặc sử dụng các hợp chất điều hòa gia dụng trên bề mặt bê tông và vữa. Đối với bê tông, nó phải được bảo trì liên tục trong ít nhất 7 ngày trong khi các bức tường trát và trát cần được bảo trì thường xuyên trong 3 - 7 ngày.