Một ngôi nhà có đẹp đến mấy nhưng thiếu đi tính liên kết với không gian bên ngoài ắt hẳn sẽ trở nên khập khiễng, không hài hoà. Vậy những yếu tố nào khiến cho ngôi nhà không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người trong gia đình mà còn tạo được sự hài hoà trong thiết kế ngoại thất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tạo sự đối xứng, cân bằng của hình khối ngôi nhà
Cũng giống như bố cục nội thất, sự cân bằng và đối xứng đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên không gian nhà hoàn hảo. Để tạo được điều này thì ngay từ khi thiết kế mặt tiền phải cần có hiệu quả thẩm mỹ, thống nhất tổng thể và chủ đề. Sự đối xứng được thể hiện qua các yếu tố bao gồm phần khung nhà, cửa, mái nhà, cửa sổ mái, các mảng tường, ban công… có rất nhiều cách để đạt được điều này.
Thông thường người ta sẽ căn cứ vào phong cách để tạo nên sự đối xứng và cân bằng của hình khối ngôi nhà, bao gồm cả những kết cấu phụ và các bộ phận liên quan. Ngoài ra, tổng thể bên ngoài nhà còn dựa vào nhu cầu về thẩm mỹ, khả năng chi trả chi phí của chủ nhà và điều kiện về không gian và diện tích. Tuy nhiên dù bố cục của ngôi nhà được thiết kế như thế nào, đơn giản hay độc đáo thì vẫn phải đảm bảo tính thuận tiện và phù hợp trong quá trình sinh hoạt của mọi người trong gia đình.
2. Tính công năng của ngoại thất
Ngoại thất của một ngôi nhà bao gồm các kết cấu hành lang, ban công, khuôn viên sân vườn nếu có. Bạn đừng nghĩ các thiết kế ngoại thất chỉ đơn giản là thêm trang trí bên ngoài cho căn nhà, ngoại thất cũng cần đáp ứng được công năng sử dụng thiết yếu. Một đơn giản với việc khuôn viên có diện tích hạn chế nhưng bạn lại muốn bày và trồng các chậu cây cảnh quá to, quá rậm rạp sẽ khiến cho ngôi nhà không được thoáng mát, mùa mưa bão còn dễ gãy đổ gây hại cho mọi người.
Do đó, với những ngôi nhà không có khuôn viên hoặc khuôn viên bé, bạn cần chú ý thiết kế sử dụng phong cách tối giản, đồ đạc trang trí nhỏ gọn, tiện dụng để tránh làm cho ngôi nhà trở nên bừa bộn. Trồng những loại cây nhỏ giúp ngôi nhà hài hoà với thiên nhiên và mang lại không khí trong lành hơn. Với những nhà có khuôn viên rộng, thiết kế ngoại thất sân vườn có điều kiện để sáng tạo hơn. Thông thường người ta sẽ sắp xếp bàn trà ở khuôn viên vườn, tạo bể cá, tiểu cảnh phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà vẫn thân thiện với thiên nhiên.
3. Sơn ngoại thất
Một yếu tố quyết định đến hình thái bên ngoài ngôi nhà chính là màu sơn. Các chuyên gia cho rằng một phương pháp an toàn và hiệu quả là bạn nên chọn hai màu sơn. Một màu chủ đạo xuyên suốt cho ngôi nhà, màu còn lại giúp tạo điểm nhấn cho không gian bên ngoài. Bên cạnh đó việc sử dụng màu sơn tương phản cũng đem lại hiệu quả khá cao.
Lưu ý khi sử dụng sơn ngoại thất là bạn nên lựa chọn các thương hiệu sơn đảm bảo chất lượng, các loại sơn có thể chịu được điều kiện thời tiết trong thời gian dài để phần tường nhà bạn không dễ bị bong tróc và ẩm mốc, ảnh hưởng tới sự bền vững của các kết cấu bên trong.
4. Mái nhà
Mái nhà không chỉ giúp điều hòa nhiệt độ bên trong không gian mà còn như một điểm nhấn nổi bật cho căn nhà của bạn. Thông thường chúng đều được hỗ trợ với các vật liệu chống nóng, chống ồn và thiết kế kỹ để đảm bảo vấn đề tải trọng. Tùy vào kinh tế của gia đình để bạn xem xét chi phí, độ bền, tải trọng, phong cách kiến trúc phù hợp với ngôi nhà để lựa chọn kiểu dáng thích hợp nhất.
6. Thiết kế hệ thống cửa bên ngoài
Cửa nhà là nơi chuyển tiếp giữa không gian trong và ngoài nhà. Bởi vậy, bạn không chỉ nên chú ý đến kiểu dáng mà còn phải quan tâm đến chất lượng, vật liệu để tránh gây lãng phí và không đảm bảo được công năng sử dụng. Khi lựa chọn chất liệu cửa cho nhà ở, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của bạn bè, người thân hoặc nhận sự tư vấn của các chuyên gia thiết kế để đưa ra các phương án phù hợp dựa trên vị trí của từng không gian, tính chất sử dụng xem nơi ấy thích hợp với loại cửa nào và sử dụng ra sao. Từ đó mà lựa chọn loại cửa cho phù hợp.
7. Khoảng không xanh mát của sân vườn
Không chỉ có vai trò làm đẹp ngoại cảnh cho ngôi nhà, sân vườn còn mang đến ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ, phong thủy cho căn nhà. Thiết kế ngoại thất đẹp sẽ đem tới cho công trình nét cuốn hút ngay từ lần đầu ngắm nhìn bên ngoài.
Ngày nay, giữa môi trường sống xô bồ, khói bụi của thành phố thì một khoảng sân vườn nhỏ không chỉ giúp cho ngôi nhà nổi bật hơn mà còn tạo điều kiện kết nối thiên nhiên cho không gian. Sân thượng, ban công, sân trước hay một khoảng vườn nhỏ sau nhà đầy hoa và cây xanh sẽ mang đến sự tưới mới cho ngôi nhà. Đồng thời góp phần làm sạch môi trường, bổ sung nguồn không khí tươi mát cho gia đình.
8. Phân bổ ánh sáng cho ngôi nhà
Ánh sáng luôn là yếu tố quan trọng, quyết định chính trong việc mang đến giá trị thẩm mỹ, công năng và sự an toàn cho căn nhà. Chọn lựa đèn chiếu sáng phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà không chỉ tạo sự hài hòa cho bố cục, mà còn làm tăng giá trị của không gian kiến trúc.
Bạn có thể dùng đèn lồng cho ngôi nhà của mình cùng phong cách truyền thống, đèn chùm cho ngôi nhà theo phong cách tân cổ điển, hay đèn downlight cho mẫu ngôi nhà hiện đại.