Như đã biết, móng nhà có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cố định và nâng đỡ toàn bộ kết cấu bên trên của một công trình xây dựng. Mỗi công trình xây dựng thích hợp với một loại móng nhà riêng, nhưng chung quy lại, khi làm móng nhà chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
1. Khảo sát địa chất kỹ càng
Khảo sát trong bất cứ ngành nghề gì, công việc gì đều vô cùng cần thiết. Đối với lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là trong công tác làm móng nhà, khảo sát địa chất là khâu không thể bỏ qua. Trước khi xây nhà, thông thường nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát địa chất, điều kiện đất nền tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai như sụt lún công trình, đồng thời giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả, tiết kiệm được chi phí xây dựng.
Để công trình tồn tại và sử dụng được một cách bình thường, loại đất thích hợp để làm móng nhà phải đảm bảo kiên cố, khô ráo, khả năng thấm cao và khó xảy ra tình trạng nghiêng lún. Do đó, chủ nhà không nên xây móng ở những nơi có mức nước quá cao, dễ gây ẩm thấp nhằm tránh được vấn đề sàn nhà bị ẩm thấp, nghiêng lún.
2. Lựa chọn loại móng phù hợp
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn loại móng quyết định chất lượng công trình nhà ở. Chính vì vậy, bạn cần nắm vững kiến thức về các loại móng thông dụng đối với từng loại nhà ở, sau đó bàn bạc với chủ đầu tư, nhà thầu để kiểm tra và lựa chọn phương án phù hợp nhất cho công trình của mình.
Trong xây dựng có rất nhiều loại móng nhà, tuy nhiên do đặc thù móng phải thích ứng với điều kiện địa chất và công trình cho nên, chỉ có một số loại thường được sử dụng như: Móng đơn, móng cọc, móng bè, móng băng...
(Tìm hiểu về các loại móng cọc – dẫn link bài viết trước)
3. Đảm bảo quá trình thi công
Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: nứt sàn bê tông, thấm sàn, sụt lún, nghiêng... khiến cho tuổi thọ công trình thấp. Vì thế, để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và thiết kế khoa học.
Quy trình xây móng nhà bao gồm các công việc cơ bản theo thứ tự sau:
- Đào hố móng.
- Làm phẳng mặt hố móng.
- Kiểm tra cao độ lót móng.
- Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
- Ghép cốp pha móng.
- Đổ bê tông móng.
- Tháo cốp pha móng.
- Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ.
4. Lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng
Vật liệu là nhân tố không thể thiếu góp phần hoàn thiện và tạo ra chất lượng công trình. Khi xây dựng công trình, chủ đầu tư hoặc chủ nhà không nên quá quan tâm tới giá cả nguyên vật liệu mà nên ưu tiên chọn mua các loại nguyên vật liệu có chất lượng tốt, thương hiệu uy tín. Bởi thực tế giá cả nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ phần trăm không quá cao trong chi phí xây dựng công trình. Việc lựa chọn được nguyên vật liệu đảm bảo khiến cho công trình của bạn vừa vững chắc lại vữa có tuổi thọ lâu hơn.
5. Lựa chọn nhà thầu kinh nghiệm
Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng có rất nhiều đơn vị thi công nhà ở lâu năm, có bề dày kinh nghiệm với nhiều mức giá khác nhau. Chính vì thế trước khi quyết định bàn giao công trình nhà ở cho bất kỳ nhà thầu nào bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng các thông tin cụ thể về công trình thực tế đã thực hiện, tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ cũng như lắng nghe ý kiến của từ các chuyên gia.
6. Giám sát quá trình thi công
Giám sát quá trình thi công của nhà thầu nhằm đảm bảo theo dõi được tiến độ công trình và tránh các trường hợp mất mát nguyên vật liệu xây dựng hoặc nhà thầu tự ý sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của công trình. Bên cạnh đó, việc giám sát công trình thường xuyên cũng giúp bạn nắm được đặc điểm công trình để tiến hành các phương pháp điều chỉnh quá trình thi công nếu cần thiết.
Hy vọng căn nhà của bạn trở nên vững chắc và bền đẹp hơn với những kinh nghiệm trên đây.