Nếu như nói bản thiết kế là ý tưởng thì vật liệu xây dựng chính là thứ biến ý tưởng trở thành hiện thực. Một ngôi nhà chỉ đẹp và bền vững khi bạn chọn được vật liệu phù hợp. Tuy nhiên, việc chọn lựa vật liệu cho ngôi nhà lại không hề dễ dàng. Bằng sự am hiểu từ các chuyên gia thiết kế, TTAH xin chia sẻ những kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp cho ngôi nhà của bạn.
I. Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng phần thô
Phần thô giống như một bộ khung xương sống của con người, nó chiếm vị trí quan trọng trong việc quy định kết cấu, làm bệ đỡ cho mọi phần thiết kế, xây dựng sau này. Một ngôi nhà có thể thay đổi màu sắc, thiết kế bề mặt nhưng phần thô thì luôn được giữ nguyên. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu xây dựng cần phải chú ý:
1. Gạch xây tường
Gạch là loại vật liệu tạo nên sự kiên cố của ngôi nhà. Ngôi nhà có chắc hay không, bền hay không đều phụ thuộc rất lớn vào loại gạch bạn sử dụng. Hiện nay trên thị trường có hai loại gạch được dùng phổ biến: gạch đất nung và gạch không nung. Gạch đất nung là loại gạch truyền thống, sản xuất từ quá trình nung nóng đất sét ở nhiệt độ cao, được sử dụng rộng rãi đến 80%. Gạch không nung thì được chế tạo từ cốt liệu bao gồm đá, cát, xi măng hoặc vật liệu phế thải và phụ gia.
Gạch xây tường
Để kiểm tra chất lượng gạch, bạn có thể lấy vật cứng gõ nhẹ xem âm thanh phát ra là trong trẻo hay dứt khoát. Một viên gạch tốt khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh trong trẻo, dứt khoát. Nếu không, bạn hãy làm vỡ một viên gạch, gạch chất lượng tốt không vỡ thành từng mảnh nhỏ. Hoặc có thể kiểm tra bằng cách ngâm gạch trong nước khoảng 1 ngày, nếu trọng lượng tăng thêm 15% chứng tỏ loại gạch đó chất lượng không đảm bảo, bạn nên hạn chế sử dụng.
2. Cát
Có nhiều loại cát, tuỳ theo mục đích sử dụng như: Cát xây, cát đúc, cát san lấp... Còn theo đặc điểm thì cát có hai loại là cát đen và cát vàng. Cát trong công trình xây dựng nên chọn loại có hạt không quá lớn, sạch, ít có tạp chất. Thông thường để xác định độ sạch của cát, người ta sẽ lấy một vốc cát nắm lại, nếu có chất bẩn, bụi, bùn, đất sét... chúng sẽ dính lại vào lòng bàn tay. Như vậy, để có thể sử dụng được thì công nhân xây dựng cần phải sàng lọc lại cát trước khi tiến hành những bước tiếp theo.
Cát xây dựng
Ngoài ra, để xác định lượng bùn và chất bẩn một cách khoa học hơn thì bạn có thể đổ cát vào nửa bình thuỷ tinh, thêm một ít nước vào rồi quấy lên. Chất bẩn sẽ nổi lên trên, nếu hàm lượng bùn và các chất bẩn vượt quá 3% thì cần phải làm sạch trước khi sử dụng.
3. Xi măng
Xi măng trong xây dựng có vai trò gắn kết các thành phần cát, đá và nước lại thành một hỗn hợp, được gọi là đá nhân tạo. Để đảm bảo công trình được vững chắc, bạn nên lựa chọn các nhãn hiệu cung cấp xi măng uy tín trên thị trường, được nhiều nhà thầu hoặc kiến trúc sư tin tưởng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các loại tiêu chuẩn xi măng phục vụ cho từng công trình cụ thể: loại xi măng khuyến cáo cho nhà dân dụng là xi măng PCB40 (PCB40 là các chỉ số về cường độ nén tối thiểu của mẫu vữa chuẩn sau 28 ngày đóng rắn). Ở những vùng sâu vùng xa không đòi hỏi chất lượng cao thì yêu cầu thấp hơn như xi măng PCB30. Những chỉ số PCB30 hay PCB40 đều phải được ghi rõ trên vỏ bao để tuân thủ theo những quy định của nhà nước về tiêu chuẩn sản xuất xi măng TCVN 6260 : 2009 của Việt Nam hiện nay.
Không nên vì tiết kiệm mà chọn loại xi măng quá rẻ bởi nếu xi măng kém chất lượng, bạn phát phá bỏ hết công trình để làm lại. Xi măng chất lượng không tốt còn dễ gây ra nguy hiểm cho những người sống trong căn nhà, đặc biệt là vào những lúc thời tiết mưa gió thất thường, thiên tai bão lũ...
Xi măng xây dựng
4. Đá
Vật liệu thô thường là những viên đá nhỏ tăng thêm sức chịu lực cho bê tông. Trên thị trường hiện nay có các loại đá xây dựng chính là đá đen và đá xanh. Mỗi loại có những ưu, nhược điểm riêng. Cả hai loại đá này nếu dùng trong xây dựng thì đều thuộc loại đá 1x2 hoặc 2x3 (kích thước hạt lớn nhất 20mm - 5mm). Cũng tường tự như cát, đá phải sạch, không có tạp chất lẫn vào. Khi lựa chọn đá cần lưu ý những yếu tố sau: Thứ nhất là chọn đá xây thông dụng có dạng hình khối, không có quá nhiều tạp chất, ít những viên dẹt, mỏng, vụn nhỏ. Thứ hai, loại bỏ các tạp chất bằng cách sàng qua lưới thép, dội rửa bằng nước.
Đá xây dựng
5. Thép
Do bê tông có sức chịu lực kéo và lực uốn kém nên người ta đặt thanh thép trong khối bê tông để khắc phục và tăng thêm sức chịu lực khi cần thiết. Đặc tính bền dẻo của thép xây dựng nhằm hỗ trợ những lớp bê tông cứng những chịu lực uốn và lực kéo kém. Để lựa chọn sắt thép xây dựng có chất lượng phù hợp với công trình xây dựng, bạn nên: Chọn thương hiệu cung cấp sắt thép có uy tín trên thị trường, được nhiều người đã sử dụng hoặc kỹ sư xây dựng đề xuất. Tham khảo ý kiến từ các kỹ sư xây dựng để chọn loại sắt, thép phù hợp cho công trình. Kiểm tra nghiêm ngặt quá trình vận chuyển và bảo quản sát thép trong xây dựng.
Thép xây dựng
(Còn nữa)