Chúng tôi giúp bạn thực hiện giấc mơ về một tổ ấm.

CHIA SẺ TỪ A - Z NHỮNG KINH NGHIỆM XÂY NHÀ QUÝ BÁU

14/07/2020

“An cư mới lạc nghiệp” - Xây nhà là một trong 3 việc hệ trọng của đời người. Bởi vậy, khi xây dựng, chủ nhà cần lưu ý đến những khâu cơ bản như xác định chi phí, thiết kế kiến trúc, lựa chọn nhà thầu nhận xây nhà, thi công và hoàn thiện nhà ở. Bên cạnh đó, cũng nên có một bản kế hoạch chi phí sát sao và hợp lý nhất. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc xây nhà diễn ra thuận lợi 

1. Xem xét các yếu tố phong thủy: Tuổi và hướng nhà hợp

Xây nhà tại một khu đất đẹp, đúng hướng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị sống, sự nghiệp và tuổi thọ của gia chủ.

Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người.

Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời – Đất và chia ra 8 hướng chính). Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. 9 ngôi sao mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.

Tiếp theo, lựa chọn mảnh đất lý tưởng phù hợp với những tiêu chí:

Thứ nhất,  “Trạch mệnh phải tương phối”: mệnh đất và mệnh người phải hòa hợp, không được xung khắc. Mệnh của người phụ thuộc vào tuổi, trạch của đất phụ thuộc vào hướng. 

Thứ hai, đất phải nằm ở vị trí đẹp: nằm ở vị trí bằng phẳng, phải nở hậu (chiều rộng đất phía sau to hơn phía trước), phía trước không bị chặn bởi các cột lớn như cột điện, cây và tránh con đường cắm thẳng vào khu đất.

Cũng cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác như nên xây nhà ở khu vực có dân trí cao, điện nước đầy đủ, đường rộng hè thoáng, ô-tô có thể vào được,… 

Thứ ba, diện tích đất phù hợp với nhu cầu sử dụng

2. Xác định kinh phí

Từ ý tưởng sơ bộ, ước lượng và hoạch định những khoản chi cần thiết cho việc xây nhà bao gồm: vật liệu xây dựng, công nhà thầu, kĩ sư giám sát công trình và kiến trúc sư, nội thất trang trí nhà,… và một khoản phát sinh cho công trình. Tính toán vốn đầu tư xây nhà giúp xem xét khả năng thực hiện ý tưởng. Nó phụ thuộc vào khả năng tài chính của gia đình và quyết định sẽ tạo nên công trình như nào. 

3. Tham khảo và bàn bạc kỹ trước khi xây dựng

Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng của mình cùng nội thất của nó. Bạn có thể tham khảo hàng xóm, người thân, bạn bè cũng như các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất… Có thể trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư để nhận được những gợi ý hoặc lời khuyên cần thiết giúp hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hoà các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. 

Từ đó, vạch ra một bản phác họa tổng quát: phong cách thiết kế (nhà cấp 4 đơn giản, biệt thự hay nhà cao tầng kiểu ống), công năng sử dụng (chỉ để ở hay kinh doanh, cho thuê), nhu cầu cơ bản (Số lượng phòng, vị trí, diện tích, nội thất, đồ trang trí, không gian dự trữ, phòng thờ, phòng bếp, phòng khách)...

4. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.

Hồ sơ xin cấp phép xây nhà bao gồm: 02 bộ hồ sơ gồm Đơn đề nghị giấy phép xây dựng theo mẫu, Bản sao hoặc tệp tin chứa… và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi dự kiến xây dựng nhà

5. Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng

Để tránh những điều không vừa lòng và không thoải mái khi đi vào sử dụng, nên thuê tư vất thiết kế khi có ý định xây nhà. Vai trò của một nhà tư vấn đối với một công trình (nhà tư vấn thiết kế tốt có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt kinh nghiệm thực tế công trường) đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích. Một kiến trúc sư giỏi sẽ đưa ra cho bạn những tư vấn hữu ích, hợp phong thủy và tìm kiếm giải pháp tốt cho ngôi nhà của bạn. Họ cũng giúp bạn tiết kiệm tiền bạc trong cách chọn các vật liệu xây dựng, nhân lực, tránh những sai lầm có thể mắc. 

6. Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công

Một số việc khi tiến hành xây nhà cần thiết phải tuân thủ là một số nghi thức về phong thủy, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần…), tránh ngày xấu (Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…..) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Trong lễ động thổ phải cúng con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã… Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

7. Giám sát công trình

Trình tự thi công tiêu chuẩn: 

- Móng: đào đất, đắp đất, gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông

- Thân: gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm...

- Mái: lắp dựng xà gỗ, lọt mái

- Lắp khung bao cửa

- Hệ thống đường ống, điện, nước, ADSL, TV...

 Việc thi công công trình rất quan trọng trong quá trình xây nhà. Nó ảnh hưởng tới chất lượng, tính kỹ thuật và tính thẩm mỹ của cả công trình. Có thể nhờ KTS giám sát bởi họ là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra. Tuy nhiên, bạn cũng nên tự mình giám sát về thái độ, trách nhiệm, tay nghề của nhà thầu và tiến độ của công trình có đảm bảo hay không. Nắm rõ quy trình thi công có thể giúp chủ nhà theo dõi và kiểm soát kịp thời tình trạng ngôi nhà của mình. 

8. Hoàn thiện nhà

Hoàn thiện ngôi nhà là cả một quá trình dài và mất rất nhiều công sức. Lúc này, gia chủ phải giám sát kĩ lưỡng những đội thợ làm việc trong căn nhà của mình để đảm bảo không có bất kì sai sót nào. Kết thúc phần khung nhà (phần thô) là đã hoàn thành được 70% công việc. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ nhất trong suốt quá trình xây nhà. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét,… Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hòa, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.

9. Lắp đặt nội thất

Sản xuất và lắp đặt nội thất phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà không chỉ mang lại những nét kết hợp hài hòa tinh tế mà còn giảm thiểu được trường hợp nội thất không thực sự vừa vặn với kích thước căn nhà. 

Đồ nội thất bạn có thể mua ngoài thị trường tại các showroom về hàng nội thất. Tuy nhiên các đồ có sẵn ở showroom thường là bàn ăn, giường, sofa. Các thiết bị khác như tủ áo quần, tủ bếp, tủ sách … thường khó mua sẵn, vì không phù hợp với kích thước các phòng, kích thước các mảng tường. Để phù hợp cho các vật dụng này, bạn nên gia công tại chỗ. Ngoài ra, đồ nội thất còn có tiểu cảnh, sàn gỗ, mảng tường trang trí… Các công việc này cần chính xác, tỉ mỉ, trau chuốt từng đường nét bởi nó sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ căn nhà. Vì vậy, cần quan tâm kỹ trước khi đặt hàng.  

Xây nhà là chuyện hệ trọng của đời người. Một ngôi nhà lý tưởng đòi hỏi 4 yếu tố chính: tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, tính kinh tế và tính bền vững. Nếu vẫn còn đang bối rối trong việc thiết kế, thi công nội thất, ngoại thất cho căn nhà của bạn, đừng ngại ngần liên hệ ngay với TTAH để nhận được sự tư vấn kịp thời. 

Chúng tôi luôn đưa ra những phương án tốt nhất, phù hợp nhất với gia đình dựa theo kiến trúc mảnh đất, nhu cầu sinh hoạt và phong thủy trong không gian sinh hoạt gia đình của bạn!

 

Tin tức liên quan

02/06/2022

Trước khi tính toán đầu tư thiết kế nội thất căn hộ chung cư đẹp bạn phải biết được diện tích mặt sàn sử dụng của mình là bao nhiêu, trong từng không gian chức năng, như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh.