Chúng tôi giúp bạn thực hiện giấc mơ về một tổ ấm.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỐNG THẤM DỘT NHÀ KHÔNG THỂ BỎ QUA

12/08/2020

1. Nguyên nhân gây ra thấm dột

Về lý thuyết, các loại vật liệu thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. 

Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Có hai dạng cấu trúc công trình có thể bị thấm là cấu trúc ngầm và cấu trúc nổi. Ngầm như tầng hầm; cấu trúc nổi như tường ngoài, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, bồn hoa, hệ thống mái… Nói chung, những nơi tiếp xúc trực tiếp môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nắng mưa thì dễ gây thấm, nhất là xứ nhiệt đới.

2. Chống thấm dột với các cấu trúc khác nhau 

Chống thấm dột tường ngoài

Đối với tường nhà mới xây, trong quá trình làm việc với đơn vị thiết kế, thi công, chủ đầu tư nên chủ động yêu cầu các kỹ sư đưa ra phương án chống thấm dột tường nhà mới xây tốt nhất; yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra giám sát các công đoạn xây dựng tường. Đồng thời cũng chủ động kiểm tra kỹ càng tường nhà trước khi thi công để kịp thời phát hiện các vết nứt, lỗ , các khu vực hồ vữa yếu. 

Đối với tường nhà cũ, để chống thấm dột hiệu quả bạn nên tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt để tạo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm bằng máy thổi, hút bụi hoặc đơn giản là bằng nước. Sau khi đảm bảo bề mặt đã khô ráo, dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất hoặc bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất. Cuối cùng, phủ một đến hai lớp sơn chống thấm.

 

Chống thấm dột trần nhà 

Trần nhà cũng là đối tượng dễ bị thấm và xuống cấp. Nguyên nhân chính là do ống thoát nước chạy trong sàn hoặc hộp kỹ thuật bị vỡ, hư hỏng. Hoặc do sàn (đặc biệt là sàn nhà vệ sinh hoặc tầng tượng) xử lý chống thấm ở những bước đầu không tốt.

Để xử lý chống thấm dột trần, bạn cần tìm hiểu vị trí gây ra hiện tượng thấm ở trần. Nếu nguyên do nằm ở đường ống kỹ thuật, bạn cần thay mới hoặc đấu nối lại ống.  Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống thoát nước, nhất là sau những trận mưa lớn vì ống thường bị tắc nghẹt do rác, nước mưa...

Còn nếu nguyên do nằm ở lớp sàn chống thấm chưa tốt, bạn cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt như với chống thấm tường, trám những chỗ hở bằng hỗn hợp xi măng - cát - chất chống thấm. Tiếp theo sẽ phủ lên lớp chống thấm nhiều lần, hoặc có thể lát gạch mới. 

Chống thấm dột chân tường 

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, bản chất của hố dầu, vữa xi măng có khả năng hấp thụ nước rất lớn. Vì thế sau một quá trình sử dụng nước sẽ ngấm vào vật liệu chúng hút một phần lên tường theo mạch lan, phần nước còn lại sẽ đọng và thấm chân tường. 

Để chống thấm dột chân tường, bạn cần đục rãnh trên chân tường, sau đó quét 1 lớp vữa gốc xi măng lên các đường rãnh này. Trám các đường rãnh đã được đục và quét 1 lớp vữa gốc xi măng bằng hỗn hợp cát - xi măng - phụ gia chống thấm để tăng cường khả năng thẩm thấu của nước. Tiếp tục trám hỗn hợp trên lên trực tiếp bề mặt tường gạch với độ dày khoảng 0,5cm và đảm bảo rằng toàn bộ bề mặt chân tường đều được phủ kín bằng loại vữa này. Cuối cùng tô vữa hoàn thiện cho bề mặt chân tường

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về cách chống thấm dột những khu vực có khả năng thấm dột cao. Tuy nhiên, công đoạn này tương đối phức tạp và tốn khá nhiều thời gian, cũng như công sức. Để giải quyết tình trạng thấm dột triệt để, hãy liên hệ với chúng tôi - TTAH luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn tạo nên không gian sống đáng mơ ước!

 

Tin tức liên quan

02/06/2022

Trước khi tính toán đầu tư thiết kế nội thất căn hộ chung cư đẹp bạn phải biết được diện tích mặt sàn sử dụng của mình là bao nhiêu, trong từng không gian chức năng, như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh.